TỔNG QUAN GIẢI PHÁP LEAN ERP
I. ĐỊNH NGHĨA
LEAN ERP là hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể, đặc biệt chuyên sâu với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo. Giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng thông qua quá trình liên tục tinh gọn quy trình làm việc, tối ưu nguyên vật liệu và tối giản lãng phí trong quá trình sản xuất.
Để giúp các doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, chúng tôi hiểu rằng chỉ riêng yếu tố "Công nghệ thông tin" là chưa đủ, mà cần phải xây dựng được một hệ thống tổng thể, có triết lý quản trị chuẩn mực và xuyên suốt từ chiến lược cho đến thực thi. Do đó giải pháp LEAN ERP đã trải qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu, trải nghiệm, đúc rút và được kết tinh từ 3 thành tố:
Ba thành tố trên là sự kết tinh của quá trình liên tục thay đổi, trải nghiệm, đúc rút, cải tiến của rất nhiều doanh nghiệp có quy mô toàn cầu cho đến thương hiệu Quốc tế. Và ngày nay đã hội tụ bên trong Lean ERP. Lean ERP đóng vai trò là sự giao thoa và chuyển đổi các thành tố này để phù hợp nhất với các doanh nghiệp Việt Nam, với các nhân lực người Việt Nam.
1. Triết lý Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)
Sản xuất tinh gọn là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Lean Manufacturing xuất phát chủ yếu từ Toyota Production System (TPS).
Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Bao gồm các mục tiêu chính như sau:
- Tối ưu thời gian vận chuyển trong nhà máy giữa các bộ phận.
- Rút ngắn chu trình sản xuất
- Giãm lãng phí do thao tác thừa
- Giảm lãng phí tồn kho, lưu kho
- Tăng năng suất sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
- Chuẩn hóa sản phẩm để tối ưu giá trị gia tăng đến khách hàng.
Trong ngắn hạn, Sản xuất tinh gọn giúp giảm giá thành sản xuất: Bởi việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.
Trong dài hạn, Sản xuất tinh gọn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm: Nhờ quá trình giảm lãng phí, nâng cao chất lượng đầu vào và chuẩn hóa quy trình. Đồng thời mỗi nhân viên trong nhà máy đều là một mắt xích quan trọng trong việc chủ động đóng góp ý kiến và sáng tạo để cải tiến công việc của chính mình.
2. Nền tảng Công nghệ thông tin
Từ những triết lý từ Quản trị tinh gọn – Lean Manafacturing, chúng tôi đã sử dụng nguồn lực công nghệ để giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng dụng Quản trị tinh gọn vào các hoạt động sản xuất. Bao gồm:
- Công nghệ Số hóa: Giúp số hóa toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp lên trên nền tảng công nghệ thông tin 4.0. Giúp đồng nhất toàn bộ luồng dữ liệu vận hành xuyên suốt. Loại bỏ ngay lập tức tất cả các vấn đề chồng chéo thông tin giữa các bộ phận, lưu trữ thủ công khiến việc tra cứu phức tạp và mất nhiều thời gian. Đồng thời nâng cao tính bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
- Công nghệ Tự động hóa: Giúp tự động hóa tính toán chi tiết và chính xác cao những thông số cần thiết cho sản xuất như: Tính toán ra số lượng nguyên vật liệu thực tế cần cho sản xuất đơn hàng, tính toán năng lực sản xuất, tính toán thời gian sản xuất, tính toán các giá thành, tự động đề xuất giành hàng, ưu tiên đơn hàng để mang lại hiệu suất tối ưu vượt trội hơn so với tính toán thủ công.
- Công nghệ Vận hành: Giúp tính toán và phân bổ các nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu một cách tối ưu nhất theo thời gian thực. Quản lý vận hành sản xuất cùng thời điểm trên nhiều nhà máy, khu xưởng và nhiều đơn hàng. Đồng thời trích xuất báo cáo quản trị, báo cáo tiến độ liên tục mọi lúc mọi nơi, giúp cấp quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và thực tế.
3. Nghiệp vụ quản trị sản xuất
Chúng tôi nhận thấy rằng, trong hơn 10 năm đổ lại, có rất nhiều các thương hiệu phần mềm nước ngoài đến Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước tiên phong trong việc ứng dụng phần mềm để tạo đà phát triển mới. Thế nhưng thực tế lại cho thấy không phải chỉ cần mang hệ thống phần mềm tiên tiến về và lắp vào doanh nghiệp thì sẽ có hiệu quả, mà ngược lại đã gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động sản xuất và nhân sự. Nhiều doanh nghiệp quy mô lớn cũng phải chao đảo một thời gian và buộc phải tạm gác việc triển khai ERP lại. Nguyên nhân là do các bên quá tập trung vào công nghệ phần mềm, mà bỏ qua những yếu tố hết sức quan trọng như:
- Khác biệt về phong cách quản trị, quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
- Khác biệt về đặc thù ngành hàng.
- Khác biệt về truyền thống và văn hóa doanh nghiệp.
- Khác biệt về trình độ tiếp nhận và tuân thủ quy định của nhân lực.
Thấu hiểu được sự bất cập trên, do đó bên cạnh nền tảng lý luận quản trị và công nghệ phần mềm, Lean ERP cũng đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về các nghiệp vụ trong quản trị sản xuất nói chung, và tính đặc thù của từng ngành hàng nói riêng. Từ đó hình thành nên phương pháp ứng dụng ERP vào doanh nghiệp một cách tự nhiên, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Nghiệp vụ quản trị sản xuất
- Nghiệp vụ quản trị nhân sự
- Nghiệp vụ quản trị lãng phí
- Nghiệp vụ quản trị chất lượng
- Nghiệp vụ quản trị giá thành
- Nghiệp vụ quản trị chuỗi cung ứng
Triết lý Sản xuất tinh gọn, Công nghệ thông tin, Nghiệp vụ quản trị sản xuất - Ba thành tố trên là sự kết tinh của quá trình liên tục thay đổi, trải nghiệm, đúc rút, cải tiến của rất nhiều doanh nghiệp có quy mô toàn cầu cho đến thương hiệu Quốc tế. Và ngày nay đã hội tụ bên trong Lean ERP. Lean ERP đóng vai trò là sự giao thoa và chuyển đổi các thành tố này để phù hợp nhất với các doanh nghiệp Việt Nam, với các nhân lực người Việt Nam.
II. CÁC PHÂN HỆ QUẢN TRỊ
LEAN ERP có các phân hệ quản trị chính như sau:
1. Quản trị bán hàng:
Giúp tính toán và ước lượng thời gian sản xuất của một đơn hàng. Tích hợp thông tin về tình trạng năng lực sản xuất của danh nghiệp để ra quyết định nhanh chóng việc nhận thêm đơn hàng, chốt thời gian giao hàng. Đồng thời theo dõi xuyên suốt tình trạng đơn hàng, công nợ, thanh toán.
2. Kế hoạch sản xuất:
Giúp tự động hóa lập kế hoạch sản xuất tương ứng với năng lực đáp ứng của nhà máy, đồng thời tính toán nhu cầu vật tư vừa đủ cần cho sản xuất. Ra lệnh sản xuất nhất quán tới các phân xưởng sản xuất, đảm bảo thành phẩm cuối được nhập kho và giao hàng theo đúng cam kết về thời gian.
3. Cung ứng vật tư:
Giúp dễ dàng theo dõi về nhu cầu mua nguyên vật liệu/gia công, thời gian yêu cầu và theo dõi tình trạng xử lý đối với mỗi phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu/gia công. Đồng thời quản lý đánh giá các nhà cung cấp, tự động đề xuất nguyên liệu thay thế, theo dõi tiến độ mua hàng và công nợ.
4. Triển khai sản xuất:
Lập kế hoạch sản xuất chi tiết theo ngày, tuần, tháng cho từng Lệnh sản xuất. Theo dõi tiến độ thực hiện hiện hàng ngày. Đồng thời quản lý số lượng sản xuất lỗi, hao hụt tại từng công đoạn để cải tiến. Quản lý chặt chẽ sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu và tài sản để tính giá thành sản xuất.
5. Quản lý hàng tồn kho:
Liên kết với bộ phận mua hàng/ kế hoạch để cung cấp thông tin tức thời về hàng tồn kho thực tế, từ đó tính toán nhu cầu vật tư vừa đủ cần cho sản xuất. Tự động hóa hoạt động: Nhập mua hàng; Nhập thành phẩm sản xuất; Xuất nguyên liệu sản xuất; Điều chuyển kho; Lắp ráp vật tư; Kiểm kê tồn kho.
6. Giá thành sản xuất:
Tự động kế thừa dữ liệu của tất cả các bộ phận để tính toán và phân bổ giá thành theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Căn cứ vào BOM; Căn cứ vào hệ số khai báo; Căn cứ vào dữ liệu thống kê sản xuất thực tế; Can cứ theo tỷ lệ nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp.
7. Tài chính kế toán:
Giúp quản lý tức thời các nghiệp vụ tài chính như: Quỹ tiền tệ; Lập kế hoạch thu chi; Quản lý tình hình thu chi so với thực tế; Quản lý mua hàng - công nợ phải trả; Quản lý bán hàng - công nợ phải thu; Quản lý tài sản cố định; Quản lý các hoạt động kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính.
8. Quản trị nhân sự:
Kết nối dữ liệu với các bộ phận kế hoạch/ sản xuất để tiến hành phân bổ nhân lực đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế. Đồng thời quản lý chi tiết các nghiệp vụ như: Tuyển dụng và đào tạo; Quản lý thông tin nhân viên; Bảo hiểm; Ngày phép, Tính KPIs, Chấm công tính lương, Năng suất.
Xin cảm ơn!