Kiểm soát chất lượng trong sản xuất

Kiểm soát chất lượng (QC) trong sản xuất là một quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi quá trình này diễn ra không đúng, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề.

Kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp quá chú trọng vào quy trình sản xuất cũng như đề cao số lượng sản phẩm đầu ra mà quên đi vấn đề về chất lượng. Chất lượng sản phẩm được đo chính bằng sự thoải mãn của khách hàng, nếu chất lượng sản phẩm tốt, đồng nghĩa với khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp.

 

1. Các nguyên tắc kiểm soát chất lượng trong sản xuất

Nguyên tắc 1:

  • Định hướng vào khách hàng: Chất lượng cuả sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn do khách hàng quyết định, vì vậy khách hàng phải là trọng tâm của hệ thống chất lượng. Doanh nghiệp cần hiệu nhu cầu và mong đợi của khách hàng, đo lường sự hài lòng của khách hàng và có phương án cải tiêns, nghiên cứu các nhu cầu của cộng đồng và quản lý các mối quan hệ của khách hàng với cộng đồng.

 

Nguyên tắc 2: Thống nhất từ lãnh đạo: 

  • Lãnh đạo doanh nghiệp cần có tầm nhìn cao, xây dựng những giá trị rõ ràng và định hướng vào khách hàng. Lãnh đạo phải tham gia vào quy trình xây dựng hệ thống đồng thời khuyến khích sức sáng tạo của nhân viên nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

  • Ngoài ra, việc giám sát và theo dõi chặt chẽ quá trình thực tế sản xuất cũng là một yếu tố rất quan trọng. Việc đảm bảo toàn bộ quy trình không diễn ra sai hướng và đạt chất lượng là một nhiệm vụ không hề dễ dàng với các nhà quản lý. Vì vậy, rất cần thiết khi có một công cụ giúp các nhà lãnh đảo quản lý thực tế sản xuất. Hiện nay, nhà quản lý có thể áp dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp và nhờ tới các giải pháp phần mềm quản lý để chia sẻ gánh nặng công việc của mình.

 

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi thành viên

  • Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, sựu tham gia đầy đủ và công hiến của họ sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nhân viên dựa vào kinh nghiệm của mình sẽ sẽ tìm kiếm cơ hội để nâng cao hiểu biết về khách hàng cũng như đôi mới và sáng tạo để để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với lực lượng nhân sự ổn định sẽ luôn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp.

 

Nguyên tắc 4: Tính hệ thống

  • Không thể giải quyết bài toán chất lượng khi giải quyết các vấn đề riếng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ. Doanh nghiệp cần xác định một hệ thống các quá trình bằng cách nhận biết các quá trình hoặc xây dựng quá trình mới có ảnh hưởng tới cá mục tiêu đề ra. Hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau của các quá trình, dồng thời có kế hoạch cải thiện thông qua việc đo lường, đánh giá.

 

Nguyên tắc 5: Cải tiến liên tục

  • Nhu cầu của khách hàng là không bao giờ ốn định, vì vậy cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến. Quá trình cải tiến phải bám sát vào mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cải tiến liên tục sản phẩm, quy trình và hệ thống; cải tiến hiệu suất làm việc và áp dụng các công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Việc số hóa doanh nghiệp là một phương án cải tiến phổ biến nhất hiện này và mang lại hiệu quả rõ rệt cho các doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Các nhà quản lý đang quan tâm đến vấn đề chất lượng sản xuất không có lý do gì để bỏ qua hệ thống MES – Manufacturing Execution System để điều phối sản xuất hiệu quả.

 

2. Công cụ để kiểm soát chất lượng trong sản xuất

Những vấn đề nêu trên đã có thể ngăn ngừa được thông qua kiểm soát chất lượng hiệu quả trong sản xuất. Một số công cụ phổ biến được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát chất lượng bao gồm:

  • Kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC): giám sát và kiểm soát chất lượng bằng cách theo dõi số liệu sản xuất. Nó giúp các nhà quản lý chất lượng xác định và giải quyết các vấn đề trước khi sản phẩm rời khỏi nhà máy.
  • Six Sigma sử dụng năm nguyên tắc chính để đảm bảo các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không có lỗi.

Khi được hỗ trợ bởi các công nghệ sản xuất tinh gọn như Total Productive Maintenance (TPM), 5S -Kaizen, hầu hết những vấn đề về lỗi sản phẩm đều được loại bỏ.

 

3. Lợi ích của việc sử dụng kiểm soát chất lượng trong sản xuất

Khách hàng mong đợi và yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao. Khi khách hàng nhận được các sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích sau:

  • Gia tăng sự trung thành của khách hàng
  • Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên
  • Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới
  • Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường
  • Cải thiện độ an toàn
  • Giảm rủi ro nợ
  • Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của bạn

Các nhà sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng on-premise ít có khả năng phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản phẩm không được sản xuất. Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao. Minh chứng rõ ràng nhất là việc thu hồi xe Takata, ước tính chi phí khoảng 7 đến 24 tỷ đô la.

Một số công nghệ sản xuất tinh gọn như TPM sẽ giúp các nhà quản lý sản xuất nâng cao chất lượng, cải thiện chất lượng, loại bỏ khiếm khuyết (lỗi) sản phẩm; từ đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

 

4. Những sai lầm về kiểm soát chất lượng trong sản xuất

Kiểm soát chất lượng trong sản xuất có thể cần một chút “thủ thuật”. Thông thường, nó được thực hiện vào cuối quá trình sản xuất, chỉ bắt lỗi sau khi sản phẩm đã hoàn thiện.

Kiểm soát chất lượng hiệu quả có liên quan nhiều đến 2 cấp độ:

  • Các nhà giám sát quá trình sản xuất và đảm bảo rằng có ít biến động.
  • Các kỹ sư thường xuyên giám sát thiết kế sản phẩm. Khi phát sinh vấn đề thì kịp thời sửa chữa & điều chỉnh.

Bằng cách theo dõi sản phẩm vào cuối quy trình sản xuất cũng như xem xét thiết kế sản phẩm, các công ty có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

 

5. Vai trò của bộ phận giám sát, quản lý và bảo đảm chất lượng trong Sản xuất

Bộ phận này đảm bảo chất lượng sản xuất hợp lý và đảm bảo rằng các sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Họ có quyền và có trách nhiệm quy định sẽ đặt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở chu trình nào, theo phương pháp nào, tiêu chuẩn nào, và dùng phương án gì để kiểm tra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Trong sản xuất, cách tiếp cận đảm bảo chất lượng, như ISO 9001, giúp quản lý và cải tiến nhiều quy trình, bao gồm:

  • Thu mua nguyên liệu thô
  • Mua các thành phần bên thứ ba và tiểu hợp phần
  • Thiết kế và sử dụng thủ tục kiểm tra
  • Tuân thủ quy trình sản xuất
  • Phản hồi với các lỗi sai phạm

Đối với mỗi doanh nghiệp, bảo đảm chất lượng là khác nhau. Tuy nhiên, ISO 9001 hoạt động cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ và có thể được điều chỉnh cho hầu hết mọi nhu cầu. Nó cung cấp phương tiện để tạo ra một chương trình đảm bảo chất lượng lâu dài, đảm bảo rằng mọi thứ, từ nguyên liệu đến các thủ tục kiểm tra có chất lượng cao nhất. Các vấn đề về lỗi, về vi phạm từ chất liệu kém chất lượng đều bị loại trừ.

 

6. Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và sản xuất tinh gọn

Các công cụ sản xuất tinh gọn (LEAN) có thể hỗ trợ chương trình chất lượng của công ty bạn, bên cạnh  xoay quanh việc nâng cao chất lượng và an toàn, LEAN còn giúp tăng tính hiệu quả và lợi nhuận. Một số công cụ sản xuất tinh gọn mạnh mẽ có thể tăng cường hệ thống chất lượng của bạn bao gồm:

  • TPM hoàn thành điều này thông qua các chương trình bảo trì toàn diện và đào tạo điều hành.
  • Kaizen giúp loại bỏ các vấn đề tại nguồn của họ bằng cách trao quyền cho người lao động để tìm và giải quyết các vấn đề trên cơ sở hàng ngày.
  • 5S giúp tổ chức và chuẩn hóa nơi làm việc. Cải thiện quy trình và loại bỏ các lỗi.

Mặc dù mỗi doanh nghiệp có những nhu cầu khác nhau và có thể cần một công cụ tinh gọn khác, việc sử dụng LEAN để hỗ trợ kiểm soát chất lượng là rất cần thiết. Thủ tục sẽ được đơn giản hóa, và số lượng các lỗi sẽ được giảm.

 

7. Cách thực hiện kiểm soát chất lượng trong sản xuất

Để thực hiện một chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả, đầu tiên hãy tạo và ghi lại cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng. Bao gồm:

  • Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm.
  • Chọn phương pháp kiểm soát chất lượng
  • Xác định số lượng sản phẩm / lô hàng sẽ được kiểm tra
  • Xây dựng và đào tạo nhân viên để kiểm soát chất lượng
  • Tạo ra một hệ thống thông tin báo cáo các khuyết tật hoặc các vấn đề tiềm ẩn.

Tiếp theo, bạn sẽ cần phải tạo ra các tiến trình để xử lý lỗi. Xem xét những điều sau đây:

  • Sẽ loại bỏ hàng loạt các sản phẩm bị lỗi hay không?
  • Sẽ có nhiều thử nghiệm và sửa chữa những vấn đề tiềm tàng không?
  • Liệu sản xuất có bị dừng lại để đảm bảo rằng không có sản phẩm bị lỗi nào được tạo ra?
  • Các phiên bản sản phẩm mới sẽ được xử lý như thế nào?

Cuối cùng, sử dụng một phương pháp như 5-whys để xác định nguyên nhân gốc rễ của lỗi chất lượng, kịp thời thực hiện thay đổi cần thiết và đảm bảo sản phẩm không bị lỗi.


Xin cảm ơn!

×

ĐĂNG KÝ DEMO