PHẦN MỀM QUẢN LÝ SẢN XUẤT LEAN ERP
I. LEAN ERP LÀ GÌ?
LEAN ERP là hệ thống quản lý tổng thể chỉ dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động từ công tác bán hàng, kế hoạch, sản xuất, mua hàng, kế toán, nhân sự, … Trong đó điểm nhấn là phân hệ quản trị sản xuất (MRP) và thực thi sản xuất (MES), tập trung giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ, xử lý triệt để các bài toán về tăng năng suất, chất lượng, giảm lãng phí
II. LỢI ÍCH PHẦN MỀM QUẢN LÝ SẢN XUẤT LEAN ERP MANG LẠI
Tạo động lực cho người lao động, tăng năng suất
Số liệu minh bạch, rõ ràng, năng suất thực tế được thống kê và được hiển thị hàng ngày, giúp người lao động nhìn rõ được thành quả và thu nhập, tạo động lực phấn đấu. Doanh nghiệp xây dựng cơ chế tính lương theo sản phẩm/ năng suất, đánh giá năng lực và hiệu quả bằng số liệu thực tế, tránh dựa vào tình cảm chủ quan của cá nhân khi đánh giá.
Thông tin tức thời, tầm nhìn bao quát
Cập nhật theo thời gian thực toàn bộ dữ liệu hoạt động như tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng, năng suất, năng lực hiện tại, doanh thu, chi phí, tồn kho, quỹ tiền, … Giúp nhà quản lý theo dõi bao quát các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.
Giảm lãng phí, tăng chất lượng
Kiểm soát vật tư, nguyên liệu tiêu hao tại xưởng và dư thừa sau sản xuất; Theo dõi hàng sản xuất lỗi, nguyên nhân, mức độ, nhân sự liên quan để kịp thời xử lý; Ghi nhận thời gian sản xuất sản phẩm tại mỗi công đoạn; Quản lý tồn kho theo nhu cầu, giảm chi phí lưu kho; Phân tích, so sánh định mức và dữ liệu thực tế sản xuất; Truy về lịch sử sản xuất sản phẩm đến từng công đoạn, nơi mua nguyên liệu.
Tiết kiệm thời gian, giảm sai sót
Tự động lập và triển khai kế hoạch đến các nhân sự liên quan, tính nhu cầu nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu cần mua, tính giá bán, giá thành, tránh nhập liệu lặp, giảm sử dụng giấy tờ và thời gian di chuyển, hiển thị ngay thông tin cần thiết đến đúng người để xử lý công việc.
Chuẩn hóa quy trình, tối ưu hoạt động
Thiết lập phần mềm theo quy trình hoạt động thực tế, chuẩn hóa nhân sự vào từng bước công việc của quy trình, hiển thị rõ ràng dữ liệu thực hiện công việc. Từ đó, giúp nhà quản trị tạo được guồng máy vận hành quy củ, nhanh chóng nhận diện khi gặp vấn đề và từng bước tối ưu quy trình hoạt động.
Kiểm soát tiến độ, đồng bộ sản xuất
Theo dõi tiến độ song song và đồng bộ các thành phần cấu thành của sản phẩm đến lúc hoàn thiện, giao hàng. Bất kể thành phần đó được sản xuất trong nội bộ, gia công ngoài hoặc đặt mua. Giúp nhà quản lý nhận diện và xử lý ngay điểm tắc nghẽn có thể làm trễ cả đơn hàng hoặc lãng phí thời gian chờ. Đồng thời, nắm rõ sản phẩm đang sản xuất tới đâu, nằm ở công đoạn nào, có đúng kế hoạch?
Chính sách giá phù hợp, giúp doanh nghiệp giải quyết được mối e ngại khi phải đầu tư một khoản ngân sách lớn mà chưa nhìn thấy kết quả
III. QUY TRÌNH TỔNG QUAN CÁC PHÂN HỆ
IV. MỘT SỐ ĐIỂM NHẤN
Tính giá bán sản phẩm và báo giá nhanh chóng đến khách hàng
✔️ Tính giá theo định mức nguyên liệu (BOM)/ định mức giờ công/ định mức giờ máy và chính sách giá được thiết lập, có thể xử lý giá cho BOM nhiều cấp.
✔️ Xử lý đưa vào giá sản phẩm các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh (lãi vay, bán hàng, sản xuất chung, …)
✔️ Tính giá chi tiết theo từng phiếu báo giá hoặc theo từng sản phẩm.
Lập kế hoạch sản xuất tổng, theo dõi tiến độ toàn quy trình
✔️ Lập kế hoạch sản xuất cho một hoặc nhiều đơn hàng hoặc gom đơn hàng sản xuất theo kế hoạch tuần/ tháng/ quý; theo dõi và cấn trừ hàng tồn kho; theo dõi hạn mức tồn kho và sản xuất bổ sung hạn mức.
✔️ Chỉ định sản phẩm sản xuất tại phân xưởng nội bộ hay gia công ngoài
✔️ Phát lệnh gia công ngoài/ lệnh sản xuất đồng bộ đến nhiều phân xưởng (trường hợp sản phẩm cấu tạo từ nhiều thành phần, mỗi thành phần lại được sản xuất tại một phân xưởng, hoặc một sản phẩm trải qua nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau)
✔️ Tính nhu cầu nguyên liệu theo kế hoạch/ đơn hàng/ dữ liệu quá khứ; Theo dõi và cấn trừ tồn kho, hàng đang đặt mua; Theo dõi hạn mức và bổ sung nguyên liệu theo hạn mức; Phát yêu cầu mua hàng.
✔️ Theo dõi tiến độ đồng bộ toàn quá trình, từ cung ứng nguyên liệu, gia công ngoài và tình hình sản xuất tại từng phân xưởng của doanh nghiệp.
✔️ Cảnh báo sắp tới hạn hoặc trễ tiến độ; đánh giá, phân tích giữa kế hoạch và thực tế sản xuất.
Quản lý sản xuất tại từng phân xưởng, lập kế hoạch, thống kê, theo dõi tiến độ (MES)
✔️ Theo dõi danh sách lệnh sản xuất được phát, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất theo lệnh. Thống kê sản lượng/ hàng lỗi/ nguyên liệu tiêu hao;
✔️ Theo dõi năng suất từng nhân viên/ tổ/ đội; Đánh giá hiệu quả sản xuất; Phân tích, so sánh biến động năng suất giữa các kỳ; Tính lương theo năng suất;
✔️ Theo dõi tiến độ theo đơn hàng/ kế hoạch/ lệnh sản xuất; theo sản phẩm, công đoạn, phân xưởng, ca, line sản xuất;
✔️ Tồn kho vật tư tại xưởng sản xuất, hạn chế thất thoát;
✔️ So sánh định mức nguyên liệu (BOM) và tiêu hao thực tế, điều chỉnh BOM. Kiểm soát xuất kho nguyên liệu theo BOM.
Tính giá thành thực tế sản xuất
✔️ Tự động tổng hợp toàn bộ dữ liệu trong quá trình sản xuất để tính giá thành; Xử lý vật tư đích danh hoặc phân bổ cho sản phẩm dựa vào thực tế thống kê sản xuất.
V. CHI TIẾT CÁC CHỨC NĂNG
1. Quản trị bán hàng:
Giúp tính toán và ước lượng thời gian sản xuất của một đơn hàng. Tích hợp thông tin về tình trạng năng lực sản xuất của danh nghiệp để ra quyết định nhanh chóng việc nhận thêm đơn hàng, chốt thời gian giao hàng. Đồng thời theo dõi xuyên suốt tình trạng đơn hàng, công nợ, thanh toán.
2. Kế hoạch sản xuất:
Giúp tự động hóa lập kế hoạch sản xuất tương ứng với năng lực đáp ứng của nhà máy, đồng thời tính toán nhu cầu vật tư vừa đủ cần cho sản xuất. Ra lệnh sản xuất nhất quán tới các phân xưởng sản xuất, đảm bảo thành phẩm cuối được nhập kho và giao hàng theo đúng cam kết về thời gian.
3. Cung ứng vật tư:
Giúp dễ dàng theo dõi về nhu cầu mua nguyên vật liệu/gia công, thời gian yêu cầu và theo dõi tình trạng xử lý đối với mỗi phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu/gia công. Đồng thời quản lý đánh giá các nhà cung cấp, tự động đề xuất nguyên liệu thay thế, theo dõi tiến độ mua hàng và công nợ.
4. Triển khai sản xuất:
Lập kế hoạch sản xuất chi tiết theo ngày, tuần, tháng cho từng Lệnh sản xuất. Theo dõi tiến độ thực hiện hiện hàng ngày. Đồng thời quản lý số lượng sản xuất lỗi, hao hụt tại từng công đoạn để cải tiến. Quản lý chặt chẽ sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu và tài sản để tính giá thành sản xuất.
5. Quản lý hàng tồn kho:
Liên kết với bộ phận mua hàng/ kế hoạch để cung cấp thông tin tức thời về hàng tồn kho thực tế, từ đó tính toán nhu cầu vật tư vừa đủ cần cho sản xuất. Tự động hóa hoạt động: Nhập mua hàng; Nhập thành phẩm sản xuất; Xuất nguyên liệu sản xuất; Điều chuyển kho; Lắp ráp vật tư; Kiểm kê tồn kho.
6. Giá thành sản xuất:
Tự động kế thừa dữ liệu của tất cả các bộ phận để tính toán và phân bổ giá thành theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Căn cứ vào BOM; Căn cứ vào hệ số khai báo; Căn cứ vào dữ liệu thống kê sản xuất thực tế; Can cứ theo tỷ lệ nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp.
7. Tài chính kế toán:
Giúp quản lý tức thời các nghiệp vụ tài chính như: Quỹ tiền tệ; Lập kế hoạch thu chi; Quản lý tình hình thu chi so với thực tế; Quản lý mua hàng - công nợ phải trả; Quản lý bán hàng - công nợ phải thu; Quản lý tài sản cố định; Quản lý các hoạt động kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính.
8. Quản trị nhân sự:
Tích hợp với phân hệ Quản lý sản xuất để kế thừa dữ liệu tính lương theo sản phẩm, đánh giá năng lực nhân sự. Kết nối dữ liệu với các bộ phận kế hoạch/ sản xuất để tiến hành phân bổ nhân lực đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế. Đồng thời quản lý chi tiết các nghiệp vụ như: Tuyển dụng và đào tạo; Quản lý thông tin nhân viên; Bảo hiểm; Ngày phép, Tính KPIs, Chấm công tính lương, Năng suất.
Xin cảm ơn!